Trang chủ / Thông tin nghành
20/12/2021
COP26 và biến đổi khí hậu: Cam kết của Việt Nam về giảm lượng phát thải
Thủ tướng Phạm Minh Chính - đại diện Việt Nam tại Hội nghị COP26 đã cam kết Việt Nam sẽ đạt mức phát thải ròng bằng 0 (NetZero) vào năm 2050.
Hội nghị COP26 là gì?
COP là viết tắt của Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu. Các kỳ hội nghị COP được tổ chức nhằm đánh giá tình hình biến đổi khí hậu và thúc đẩy các nước tham gia hội nghị cùng đưa ra giải pháp ứng phó thích hợp. Hội nghị COP lần thứ 26 được tổ chức tại Glasgow, Vương quốc Anh từ ngày 31 tháng 10 đến 12 tháng 11, 2021.
Mục tiêu chính của COP26 bao gồm:
● Đảm bảo toàn cầu đạt mức phát thải ròng bằng 0 và giữ nhiệt độ Trái đất không tăng quá 1,5 độ C: Khuyến nghị các quốc gia tiến hành nhanh việc loại bỏ than, hạn chế phá rừng, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang xe điện và khuyến khích đầu tư vào năng lượng tái tạo để đáp ứng mục tiêu này.
● Thực hiện các biện pháp thích ứng để bảo vệ cộng đồng và môi trường sống tự nhiên: Dự kiến rằng các quốc gia phải làm việc cùng nhau để bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái và xây dựng các hệ thống, cơ sở hạ tầng và nông nghiệp có khả năng chống chịu thiên tai để tránh thiệt hại nhà cửa, sinh kế và mạng sống.
● Huy động tài chính về khí hậu để tạo điều kiện cho các quốc gia thành viên đạt được các mục tiêu về khí hậu: Công ước khung Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu đề xuất tất cả các quốc gia phải chuẩn bị sẵn Kế hoạch thích ứng và phải sản xuất Truyền thông thích ứng để chia sẻ các biện pháp tốt nhất giúp biến tham vọng thành hành động.
● Phối hợp để hoàn thiện Hiệp định Paris: Các nhà lãnh đạo và đại diện của các quốc gia thành viên phải phối hợp làm việc cùng nhau để xây dựng một danh sách chi tiết các quy tắc sẽ giúp hoàn thành Hiệp định Paris.
* Hiệp định Paris: là một thỏa thuận giữa các nhà lãnh đạo của hơn 170 quốc gia, nhằm giảm phát thải khí nhà kính và hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu xuống dưới 2 độ C, trên mức tiền công nghiệp vào năm 2100. Mức tăng lí tưởng nhất của Hiệp định này là giữ ở mức 1,5 độ C
Cam kết của Việt Nam và kế hoạch thực hiện
Thủ tướng Phạm Minh Chính - đại diện Việt Nam tại COP26
Nhằm đóng góp vào nỗ lực chung ứng phó với biến đổi khí hậu cấp bách và khắc nghiệt, Việt Nam đã cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 tại COP26 vừa qua. Điều này đồng nghĩa Việt Nam cần đưa ra các biện pháp mạnh mẽ hơn trong cắt giảm lượng thải khí nhà kính và đồng thời trung hòa lượng carbon đã thải ra. Ngoài ra, Việt Nam cũng cam kết tiếp tục thực hiện các mục tiêu trong Thỏa thuận Paris.
Cụ thể hơn, kế hoạch để đạt các cam kết của Việt Nam bao gồm chấm dứt nạn phá rừng vào năm 2030, loại bỏ năng lượng điện than, thay thế bằng các năng lượng sạch vào năm 2040. Việt Nam đặt mục tiêu giảm 9% phát thải khí nhà kính (GHG) bằng nguồn lực trong nước và 27% với sự hỗ trợ của quốc tế vào năm 2030 theo Đóng góp do quốc gia xác định (NDC).
Thách thức trong quá trình thực hiện
● Tài chính đối phó với thiên tai
Ngập lụt tại Tp. Hồ Chí Minh (Nguồn: Internet)
Việt Nam là một trong các quốc gia thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề của lũ lụt. Mỗi năm nguồn tài lực để hỗ trợ phục hồi từ thiên tai không nhỏ và là một trong những chi tiêu hàng đầu. Kế hoạch của chính phủ là phát triển thành phố Hồ Chí Minh như một trung tâm tài chính và thành phố thông minh vào năm 2025. Tuy nhiên, một báo cáo của McKinsey nói rằng lũ lụt hàng năm trong thành phố có thể tiêu tốn khoảng 1,3 tỷ đô la Mỹ một năm, chủ yếu là do thiệt hại về bất động sản. Xu hướng này có thể sẽ tăng lên do chi phí liên quan đến lũ lụt có thể tăng nhanh hơn so với hoạt động kinh tế. Thành phố Hồ Chí Minh có thể được xem là ví dụ điển hình cho khó khăn tài chính của Việt Nam trong công cuộc ứng phó với biến đổi khí hậu.
Cơ hội phát triển bền vững
• Năng lượng điện gió, mặt trời
Nguồn: Internet
Trong các lựa chọn về ngành năng lượng bền vững, năng lượng mặt trời và năng lượng gió là lựa chọn được đề xuất tích cực cho Việt Nam do Việt Nam sở hữu lợi thế địa lý và khí hậu nhiệt đới. Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, tiềm năng điện gió ngoài khơi của Việt Nam được ước tính là 475 GW ở các vùng biển cách bờ 200km, gấp khoảng 8 lần tổng công suất đặt của cả nước năm 2020.
• Năng lượng sinh khối
Nguồn: Internet
Với vị thế là một nước nông nghiệp, năng lượng sinh khối là một ngành tiềm năng lớn không thể bỏ qua của Việt Nam. Tận dụng rác thải sinh học từ sinh hoạt, công nghiệp và nông nghiệp để chuyển hóa thành điện năng và nhiệt năng, Việt Nam đang sở hữu nguồn nguyên liệu sinh khối dồi dào (ước tính mỗi năm có hơn 160 triệu tấn). Trong đó, nhờ nền kinh tế sản xuất gạo mạnh, trấu là một trong những nguồn nguyên liệu không những có nguồn cung lớn và giá thành kinh tế mà còn có hiệu quả lớn trong việc chuyển hóa nhiệt năng. Trung bình, cứ 5 kg trấu có thể tạo ra 1 KW điện. Hai dạng phổ biến của nguyên liệu trấu trên thị trường hiện có trấu viên và trấu rời, cả hai đều có quy trình sản xuất và sử dụng thân thiện với môi trường, ít tốn hại sức khỏe hơn các nguyên liệu khác, dễ vệ sinh và phần tro đốt từ trấu có thể tiếp tục dùng cho sản xuất nông nghiệp (ví dụ như phân bón). Việc tận dụng các chế phẩm sinh học trong quá trình chuyển đổi cơ cấu năng lượng của quốc gia góp phần vào việc tạo giá trị gia tăng cho các sản phẩm từ nông nghiệp, đem lại nhiều giá trị kinh tế cho người nông dân.
Nguồn: Tổng hợp
20/12/2021
Hoạt động sản xuất và tiêu thụ than đá thế giới
20/12/2021
Hoạt động nhập khẩu và tiêu thụ than năm 2021 của Việt Nam
20/12/2021
Các loại than đá và cơ cấu phân bổ nguồn than
20/12/2021
Than đá: Nguồn năng lượng chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu năng lượng toàn cầu
16/12/2021
So sánh các loại lò hơi công nghiệp thông dụng hiện nay
Địa chỉ: Tổ 6, Ấp 3, Xã Phước Khánh, Huyện Nhơn Trạch, Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 0251 3570 799 Fax: 0251 3570 199
Email: info@ltgroup.com.vn
Website: www.ltgroup.com.vn
Địa chỉ: Lầu 10 - Toà nhà IPC, 1489 Nguyễn Văn Linh, Tân Phong, Quận 7, HCM
Điện thoại: 028 3775 3399 Fax: 028 3775 1199
Email: info@ltgroup.com.vn
Website: www.ltgroup.com.vn